Chế độ ăn hợp lý trước khi tập thể dục

Chế độ ăn hợp lý trước khi tập thể dục

Theo WebMD, các bác sĩ dinh dưỡng hay huấn luyện viên thể thao luôn khuyên rằng việc ăn uống trước khi tập thể dục là điều rất cần lưu ý. Nếu bạn có ăn uống không đúng cách trước khi tập thể dục, sức khoẻ của bạn rất dễ bị ảnh hưởng.

 

1. Vì sao cần ăn trước khi tập thể dục?

Bổ sung năng lượng trước khi tập là cần thiết để tập hiệu quả. Theo nhiều huấn luyện viên và chuyên gia, ăn trước khi tập sẽ mang lại các lợi ích như:

Phòng tránh hạ đường huyết khi tập
Bảo vệ hệ tiêu hoá khi hoạt động mạnh
Cung cấp năng lượng cho cơ bắp
2. Ăn sát giờ tập thể dục sẽ để lại những hậu quả gì?

Sau khi ăn, cơ thể cần ít nhất 2-4 tiếng để đến ruột non. Tuy không cần phải đợi thức ăn tiêu hoá hoàn toàn để tập thể dục nhưng các chuyên gia khuyên rằng người tập nên cách thời gian ăn và tập để thức ăn được lắng đọng trong dạ dày.

Ngược lại, hoạt động mạnh sau ăn sẽ gây tổn hại đối với đường tiêu hoá. Các tác hại phổ biến bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, ợ nóng, trào ngược axit.

Đồng thời, ăn sát giờ tập lại ảnh hưởng xấu đến chính hiệu suất tập luyện. Tuy chưa tìm được nguyên nhân khoa học chính xác, nhưng nhiều người lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ít năng lượng sau khi ăn theo như hiệu ứng hôn mê thực phẩm.

Đã có nhiều giả thuyết cho hiện tượng này. Nhiều người cho rằng đó là do máu đi từ não đến các cơ quan tiêu hoá, một số giả thuyết khác bao gồm sự giải phóng của hormone hoặc protein sau ăn, gây mệt mỏi cho cơ thể.

Lượng đường trong máu cũng ảnh hưởng đến năng lượng sau ăn. Khi nạp nhiều chất carbonhydrate tinh chế (thường thấy trong các thực phẩm nhiều đường, bánh mì..), lượng đường trong máu tăng cao, sau đó lại giảm mạnh, gây mệt mỏi, kiệt sức.

3. Chế độ ăn hợp lý trước khi tập thể dục

Mỗi người nên xây dựng một chế độ ăn trước tập hợp lý với sở thích và nhu cầu tập luyện. Sau đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc để xây dựng chế độ ăn phù hợp với bản thân:

Thực phẩm nên ăn:

Nếu không muốn chờ lâu, người tập có thể ăn nhẹ. Tuy nhiên, nhiều đồ ăn nhẹ sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho một buổi tập quá 60 phút, do đó, người tập có thể cân nhắc các thực phẩm/đồ uống nhiều carbonhydrate lành mạnh như thanh năng lượng, granola, chuối táo, sữa chua… Một số sản phẩm ít béo hơn có thể cân nhắc là bánh mì nướng nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt…

Người tập nên hạn chế các chất cần nhiều thời gian để tiêu hoá như thực phẩm giàu chất béo và protein. Không chỉ tiêu hoá chậm, các thực phẩm này còn lấy oxy và năng lượng dùng để luyện tập để tuần hoàn máu.

Sức khỏe cá nhân:

Tuỳ vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, mỗi người sẽ có khả năng tiêu hoá khác nhau. Phụ nữ và người già thường sẽ có hệ tiêu hoá yếu hơn. Đồng thời, người có mắc các bệnh như rối loạn tiêu hoá, hội chứng ruột kích thích,… có thể có thời gian “tiêu” thức ăn nhanh hoặc chậm hơn người khác.

Kích cỡ bữa ăn:

Sau bữa chính hoặc bữa lớn, nên đợi từ 3-4 tiếng để tập thể dục.

Sau bữa ăn nhỏ, nên đợi 1-2 tiếng để tập thể dục.

Sau khi ăn nhẹ, nên đợi 30 phút đến 1 tiếng để tập thể dục.

Điều quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho bản thân chính là lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của bản thân mình.

Nguồn : https://laodong.vn/suc-khoe/che-do-an-hop-ly-truoc-khi-tap-the-duc-1190564.ldo

Exit mobile version